top of page

Cá nhỏ hơn vì biến đổi khí hậu

Trọng lượng trung bình của các loài cá có thể giảm tới 24% do tình trạng ấm lên của trái đất.

Tiến sĩ William Cheung, một chuyên gia của Đại học British Columbia tại Canada, cùng các đồng nghiệp lập mô hình về tác động của tình trạng tăng nhiệt độ trên trái đất đối với hơn 600 loài cá trong khoảng thời gian từ năm 2001 tới 2050. Họ sử dụng dữ liệu của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu để xây dựng mô hình, BBC đưa tin.



 

Phát hiện carbon trong đất đang được giải phóng vào khí quyển

 

Một nhóm nghiên cứu bao gồm một trường Đại học California, Davis và một nhà thực vật học đã xác định được nguồn phát thải carbon. Phát hiện này có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu về biến đổi toàn cầu trong tương lai và quá khứ.

Trong khi các nghiên cứu trước đây đã nhận thấy xói mòn có thể chôn vùi carbon vào đất, hoạt động như một bể chứa carbon, hoặc lưu trữ, nghiên cứu mới công bố tuần này trên tạp chí Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (Proceedings of the National Academy of Sciences) phát hiện ra rằng một phần của bể chứa đó chỉ là tạm thời.

 

Nửa trái đất có thể thành vùng chết trước năm 2300

 

Biến đổi khí hậu có thể biến một nửa thế giới thành vùng đất chết do nhiệt độ tăng lên quá cao, các nhà khoa học cảnh báo.

Nhiều nước sẽ biến thành sa mạc khi nhiệt độ tăng thêm 12 độ C. 

Theo Telegraph, các nhà nghiên cứu của trường Đại học New South Wales tại Australia và Đại học Purdue tại Mỹ vừa công bố một nghiên cứu cho thấy, hiện tượng ấm lên toàn cầu vẫn sẽ tiếp diễn sau năm 2100, thời điểm xa nhất mà các dự đoán trước đây tính đến.

Trên thực tế, nhiều quốc gia sẽ biến thành sa mạc khi nhiệt độ tăng thêm 12oC. Con người sẽ không thể thích nghi hay tồn tại trong điều kiện như vậy. 



 

bottom of page